Xu Hướng 3/2023 # Cách Sử Dụng Đúng Kem Chống Nắng # Top 4 View | Jewd.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Sử Dụng Đúng Kem Chống Nắng # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Cách Sử Dụng Đúng Kem Chống Nắng được cập nhật mới nhất trên website Jewd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

chúng tôi – Kem chống nắng có tác dụng làm giảm tác hại của ánh sáng mặt trời đối với da khi ra nắng, thực chất là làm giảm tác dụng của tia cực tím (UV) sóng A và B.

Mục đích của việc sử dụng là làm cho da khỏi bị cháy, rám và ung thư da.

Kem chống nắng được đo bằng chỉ số chống nắng SPF (sun protection factor), nghĩa là khả năng bảo vệ da để không bị bỏng nắng khi tiếp xúc với tia cực tím. Chỉ số SPF của sản phẩm kem chống nắng có từ 1-60 được ghi trên mỗi sản phẩm. Vì thế từng loại da có thể chọn cho mình sản phẩm chống nắng phù hợp. Đối với những người có da bình thường, da đen và tiếp xúc với ánh nắng không nhiều có thể sử dụng sản phẩm có chỉ số SPF thấp 10-15. Nếu thường xuyên phải ra nắng nên chọn kem chống nắng có chỉ số trung bình khoảng 15-25 để dùng hàng ngày, nhưng khi ra ngâm tắm ngoài bãi biển có thể sử dụng loại có chỉ số chống nắng cao hơn, đến 30-40. Người da trắng do tế bào sắc tố của da ít nên rất dễ bắt nắng vì thế cần dùng kem chống nắng có chỉ số cao hơn người da vàng và da đen.

Khi dùng kem chống nắng trước hết phải chọn kem chống nắng có chỉ số phù hợp với da của mình, với mục đích sử dụng (dùng hàng ngày hay dùng khi đi tắm nắng, tắm biển…). Thứ hai là phải biết cách sử dụng vì hiệu quả bảo vệ da với ánh nắng (giá trị SPF của các chất chống nắng bôi trên da) phụ thuộc một phần vào lượng bôi trên diện tích da và sự đồng nhất của kem bôi. Theo hướng dẫn của Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA), giá trị SPF của bất cứ loại chất chống nắng nào cũng dựa trên việc bôi đều trên da với liều lượng 100mg/50cm2 da, như vậy ít nhất là 2mg/cm2. Nếu bôi lượng chất chống nắng nhỏ hơn thì khả năng bảo vệ da kém. Bôi kem trước khi ra ngoài 30 phút thì mới có tác dụng. Một kem chống nắng cần phải có tác dụng bảo vệ chống lại cả UVA và UVB. Sử dụng kem chống nắng có chất giữ ẩm hoặc chất nền là tốt nhất.

BS. Lê Xuân Bách

Thị trường kem chống nắng hiện nay rất phong phú gồm nhiều loại do trong nước sản xuất cũng như nhập ngoại. Với những nguồn hàng nhập lậu, xách tay… không kiểm soát được chất lượng, không có hướng dẫn sử dụng, vì thế không nên dùng. Nên mua sản phẩm ở những địa chỉ tin cậy và lưu ý đến hạn dùng. Chọn đúng và dùng đúng kem chống nắng sẽ bảo đảm được sự an toàn và phát huy hiệu quả của kem chống nắng. Tùy theo tính bền vững của từng loại sản phẩm kem chống nắng khi bôi trên da và dùng trong điều kiện môi trường nào có thể dùng từ 1-2 lần/ngày. Nhưng cũng cần lưu ý vì kem chống nắng cũng là hóa chất nên khi dùng nếu bị dị ứng thì không được dùng nữa.

Cách Chọn Và Sử Dụng Kem Chống Nắng Đúng Cách

Tác hại của ánh nắng mặt trời với da

Bức xạ tia UV trong ánh nắng mặt trời được chia thành 3 nhóm chính:

Tia UVA (bước sóng 320 – 400nm): Là tia có năng lượng thấp nhất trong số các tia UV. Những tia này có thể khiến các tế bào da bị lão hóa và gây ra một số thiệt hại gián tiếp cho các tế bào DNA. Tia UVA chủ yếu làm tổn thương da lâu dài như nếp nhăn và cũng có thể gây ra một số bệnh ung thư da.

Tia UVB (bước sóng 290 – 320nm): Có năng lượng cao hơn tia UVA. Tia UVB có thể làm hỏng trực tiếp DNA trong các tế bào da và là nguyên nhân chính gây ra cháy nắng. Chúng cũng được cho là yếu tố gây ra hầu hết các bệnh ung thư da.

Tia UVC (bước sóng 100 – 290nm): Có nhiều năng lượng hơn các loại tia UV khác. Điều may mắn là tia UVC phản ứng với tầng ozone trong bầu khí quyển và không thể chạm tới mặt đất, do đó chúng thường không phải là một yếu tố nguy cơ gây ung thư da.

Tác hại của tia UV

Tia UV có thể gây ra 5 tác hại trên cơ thể bao gồm:

Tia UV là tác nhân gây ung thư nổi bật và phổ biến trong môi trường. Tình trạng tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời có khả năng gây ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và khối u ác tính. Nghiên cứu cho thấy rằng có đến 90% người bệnh ung thư da là do bức xạ UV.

Cháy nắng là vết bỏng xảy ra khi các tế bào da bị tổn thương, tình trạng này là do da hấp thụ năng lượng từ tia UV. Lúc này, máu sẽ chảy thêm vào vùng da bị tổn thương để chữa lành. Đó là lý do tại sao da của bạn chuyển sang màu đỏ khi bị cháy nắng.

Tia UV gây tổn thương hệ thống miễn dịch

Tình trạng tiếp xúc quá nhiều với bức xạ UV có tác dụng ức chế gây hại cho hệ thống miễn dịch. Các nhà khoa học cho rằng cháy nắng có thể làm thay đổi sự phân bố và chức năng của các tế bào bạch cầu ở người trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tình trạng này lặp đi lặp lại quá nhiều với bức xạ UV có thể gây ra tổn thương trầm trọng hơn cho hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Tia UV gây tổn thương mắt

Khi tiếp xúc lâu dài với tia cực tím hoặc cường độ cao của tia cực tím sẽ làm hỏng các mô, gây “bỏng” trên bề mặt mắt, được gọi là tuyết mù (snow blindness) hoặc viêm giác mạc ánh nắng (photokeratitis).

Tia cực tím có khả năng phá hủy collagen và mô liên kết bên dưới lớp trên cùng của da, gây ra nếp nhăn, đốm màu nâu và mất độ đàn hồi của da.

Thông tin cơ bản về kem chống nắng

Chỉ số chống nắng SPF và PA

SPF là chỉ số đo lường khả năng chống tia UVB của kem chống nắng với thang số từ 1 đến 100, chỉ số SPF càng cao chứng tỏ thời gian chống tia UVB càng lâu, ngăn ngừa da khỏ bị sạm, cháy nắng, bỏng rát do ánh nắng mặt trời. Trên thị trường hiện nay, ở các sản phẩm kem chống nắng, chỉ số SPF thấp nhất là 15 và cao nhất là 100. Ở điều kiện chuẩn, 1 SPF có thể bảo vệ được da dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian 15 phút. Vì thế, khi nhìn vào chỉ số SPF và nhân với 15 thì các bạn có thể xác định được thời gian kem chống nắng bảo vệ da tối ưu nhất.

PA là chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng, ngăn chặn da khỏi bị lão hóa do ánh nắng mặt trời. Khác với SPF được thể hiện bằng những con số, PA thể hiện khả năng chống tia UVA bằng dấu cộng (+). Kem chống nắng có PA càng nhiều dấu (+) chứng tỏ khả năng chống tia UVA càng tốt. Theo các nghiên cứu, PA+ có khả năng chống được 40-50% tia UVA, PA++ có khả năng chống được 60-70% tia UVA, PA+++ có khả năng chống được khoảng 80-90% tia UVA và PA++++ thì có khả năng chống được khoảng trên 90% tia UVA.

Các loại kem chống nắng trên thị trường

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại kem chống nắng phổ biến nhất là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. 2 loại kem này có thành phần, kết cấu cũng như cơ chế hoạt động khác nhau.

Kem chống nắng vật lý (hay còn gọi là Sunblock) có nguyên lý hoạt động là kem không thấm vào da mà tạo một màn chắn trên da giúp ngăn chặn, phát tán để tia cực tím không thể tác động lên da với 2 thành phần chính là Zinc Oxide và Titanium Oxide.

Kem chống nắng hóa học (hay còn gọi là Suncreen) có nguyên lý hoạt động là hấp thụ và thẩm thấu tia cực tím, sau đó nhờ tác dụng của kem chống nắng những tia cực tím này sẽ bị tiêu hủy, giải phóng ra khỏi da trước khi những tia này gây hại cho da. Những thành phần đặc trưng trong kem chống nắng hóa học là: Avobenzone, Oxybenzone, Sulisobenzone…

Nếu bạn vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau giữa kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học, hãy tham khảo bài viết: Sự khác nhau giữa kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học, bạn biết chưa?

Cách chọn kem chống nắng phù hợp cho từng loại da

Kem chống nắng cho da nhạy cảm

Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm thì thành phần bạn cần tránh xa đó là oxybenzone và PABA, tức là nên nói không với kem chống nắng hóa học. Thông thường các loại kem chống nắng vật lý thường rất ít khi chứa các thành phần gây kích ứng da, và đó sẽ là lựa chọn thích hợp dành cho bạn.

Kem chống nắng cho da khô

Hãy chọn kem chống nắng có khả năng dưỡng ẩm cao hơn bình thường để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, làm cho da trở nên mềm mại hơn. Tuy nhiên, da khô dễ bị lão hóa và nhăn nheo sau khi phơi nắng nên dù bạn có sử dụng kem chống nắng chứa chất dưỡng da thì vẫn nên thoa thêm kem dưỡng trước khi dùng kem chống nắng.

Kem chống nắng cho da dầu (da nhờn)

Bạn nên chọn các loại kem chống nắng có chứa từ “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc “Oil Free” (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da. Nếu bạn không có vấn đề về mụn hoặc da quá nhạy cảm thì kem chống nắng hóa học với kết cấu mỏng nhẹ và khả năng thấm hút nhanh là sự lựa chọn phù hợp với bạn.

Kem chống nắng cho da thường

Kem chống nắng cho da mụn

Bạn cần chọn kem chống nắng có viết trên nhãn là “Non-Comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông), tránh xa khỏi các loại kem chứa chất dẫn xuất, mùi hương, oxybenzone, cồn và PABA (tức là kem chống nắng hóa học). Ngoài ra cũng không nên dùng những loại kem nhờn, bóng, dạng gel mà thay vào đó là kết cấu kem nhẹ và không chưa dầu. Với da mụn và dễ bị bít lỗ chân lông thì kem chống nắng vật lý (chứa zinc oxide và titanium oxide) là sự lựa chọn tốt hơn hẳn kem chống nắng hóa học.

Cách sử dụng kem chống nắng đúng cách

Sau khi lựa chọn được loại kem chống nắng phù hợp thì bạn cần biết cách sử dụng kem chống nắng đúng cách để mang lại hiệu quả.

Sử dụng đúng quy trình

Sử dụng kem chống nắng sau các bước dưỡng da và trước khi trang điểm. Nếu bạn không trang điểm thì kem chống nắng sẽ được dùng cuối cùng.

Dùng một lượng vừa đủ

Bạn chỉ nên thoa một lớp mỏng, vừa đủ thấm vào da là được. Nhiều chị em thường nghĩ dùng kem chống nắng càng nhiều, thoa một lớp dày thì da sẽ được bảo vệ tốt hơn. Diều này quá sai lầm, không chỉ không tăng thêm tác dụng mà còn làm lỗ chân lông bít kín, rất dễ gây ra mụn, kích ứng và tình trạng lão hóa.

Thời gian thoa kem trước khi ra nắng

Tốt nhất bạn hãy dùng kem chống nắng trước khi đi ra nắng khoảng 15 – 20 phút. Đây là thời điểm các dưỡng chất trong kem đã thẩm thấm hết vào da và đã sẵn sàn để bảo vệ da.

Thoa lại sau 2 tiếng

Theo lời khuyên của các chuyên gia thì nếu phải vận động nhiều, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hoặc tắm biển thì sau 2 giờ bạn nên thoa lại một lần với lớp kem mỏng.

Không “phó mặc” cho kem chống nắng

Bạn không nên phó mặc làn da của mình vào kem chống nắng hoàn toàn, mà cần phải kết hợp một số biện pháp như: hạn chế ra nắng từ 10 giờ sáng -15 giờ chiều, luôn che chắn cẩn thận bằng quần áo dày nếu đi nắng và uống nhiều nước… để phát huy hiệu quả nhất tác dụng của sản phẩm.

Làm sạch da trước khi dùng

Trước khi thoa kem chống nắng, đối với toàn thân bạn hãy tắm sạch sẽ bằng sữa tắm, còn da mặt thì rửa với sữa rửa mặt để loại bỏ bụi bẩn và bã nhờn tích tụ trên bề mặt da, giúp lỗ chân lông thông thoáng để da dễ dàng thẩm thấu kem, không gây ra hiện tượng nhờn rít hay nổi mụn.

Cùng xem video hướng dẫn cách chọn và sử dụng kem chống nắng:

Sử Dụng Kem Dưỡng Ẩm Muji Đúng Cách

Làn da con gái, thứ là nhiều người phụ nữ bắt đầu bước qua tuổi 30 luôn muốn dùng mọi cách để níu giữ. Nhưng việc lựa chọn một loại kem dưỡng da phù hợp với túi tiền cũng như chất lượng sản phẩm là một câu hỏi gây nhức đầu cho không ít cánh chị em. Đó cũng là lý do mà người Việt khá ưa dùng các loại kem dưỡng da đến từ nhiều nước trên thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng. Trong chuyên mục tránh trời nắng, muốn chia sẻ một bài viết về – 9 bước đi vàng đến quý chị em. Đây là một trong những loại kem dưỡng đang được nhiều chị em gợi khen trong năm 2017.

Khuyến khích thoa kem lên vùng cổ để đẩy nhanh được tác dụng của kem.

Bạn chỉ cần lau mặt nhẹ lại với chút nước ấm và sau đó thoa một ít kem dưỡng MUJI ban đêm lên mặt. Bạn mát sa nhẹ trong 5 phút để các dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu qua các lỗ chân lông và giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi độ ẩm cho làn da. Điều đó có thể giúp làn da không mất nước, không bao giờ in hằn nếp nhăn mà có thể giúp cho làn da lúc nào cũng trẻ trung như làn da của những cô gái đôi mươi.

Khuyến khích thoa kem lên vùng cổ để đẩy nhanh được tác dụng của kem.

Cần đọc kĩ những hướng dẫn hoặc chống chỉ định trên những lọ kem

Cần chú ý sử dụng kem dưỡng da cho đúng liều lượng và quy cách từ một đến hai lần cho một ngày, tránh các trường hợp lạm dụng nhiều lần trong một ngày sẽ gây ra tác dụng ngược khiến cho độ ẩm không phân tán kịp gây dư thừa khiến làn da bị nổi mụn do sự dư thừa độ ẩm.

Không được để cho trẻ em tiếp xúc hoặc dạy con trẻ sử dụng kem dưỡng MUJI sai lệch với lứa tuổi của trẻ. Điều này có thể dẫn đến sự nguy lại cho làn da trẻ về sau.

Các Bước Sử Dụng Dầu Tẩy Trang Đúng Cách

Lý do dầu tẩy trang luôn được ưa chuộng

Dầu tẩy trang là sản phẩm tẩy trang dạng dầu, có khả năng làm sạch bã nhờn, bụi bẩn từ sâu bên trong lỗ chân lông. Hiện nay có đến 70% các sản phẩm makeup thành phần gốc dầu thì dầu tẩy trang làm sạch da với cơ chế dầu hòa tan dầu lại càng phát huy hiệu quả. Chính vì vậy, dầu tẩy trang càng ngày càng phổ biến và được lòng của phái đẹp. Vì nó có thể làm sạch một cách triệt để cho da mặt trước khi chúng ta thực hiện các bước sau đó.

Thêm một lý do nữa, dầu tẩy trang giúp chị em tiết kiệm được khá nhiều chi phí bông tẩy trang vì khi sử dụng nước tẩy trang, thông thường chúng ta phải sử dụng từ 3-4 miếng bông để làm sạch da mặt). Khi dùng dầu tẩy trang, chị em chỉ cần apply dung dịch dầu tẩy trang lên da, sau đó thực hiện các thao tác massage nhẹ nhàng và cuối cùng là thực hiện bước nhũ hóa, vậy là chúng ta đã có một làn da sạch sẽ với lỗ chân lông thông thoáng.

Dầu tẩy trang có gì khác biệt so với nước tẩy trang?

Phổ biến, dễ dàng mua ở những cửa hàng mỹ phẩm, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, hay thậm chí là tạp hóa.

Dễ dàng sử dụng chỉ với vài thao tác đơn giản mà không cần mất quá nhiều thời gian.

Một số loại nước tẩy trang không cần rửa mặt lại bằng nước mà chỉ cần dùng bông thấm nước khoáng lau sạch sau khi tẩy trang.

Hiếm khi gây cảm giác nhờn rít khi sử dụng.

Đa dạng chủng loại, giúp chị em có nhiều sự lựa chọn trong việc chăm sóc da.

Một số dòng thường chứa cồn (alcohol), gây ra tình trạng khô da khi sử dụng.

Không làm sạch được các sản phẩm makeup chống nước hay son lì và các sản phẩm có độ bám màu lâu.

Là loại có khả năng làm sạch hiệu quả nhất.

Massage bằng dầu sẽ giúp bạn thư giãn và thoải mái hơn.

Loại bỏ được hoàn toàn các lớp trang điểm waterproof mà không cần tác động quá nhiều lực vật lý lên da mặt.

Tiết kiệm chi phí khi không cần sử dụng bông tẩy trang.

Để lại cảm giác hơi nhờn rít trên da.

Bắt buộc phải sử dụng sữa rửa mặt để loại bỏ dầu thừa còn đọng lại trên da.

Gây mụn, bít tắc lỗ chân lông nếu sử dụng không đúng cách.

Dễ gây nên tình trạng kích ứng và breakout cho da.

Dầu tẩy trang phù hợp với những ai? Phù hợp loại da nào?

Không giống như anh em của nó là nước tẩy trang, dầu tẩy trang khá kén chọn người dùng vì không phải làn da nào cũng phù hợp, nhất là da mụn và da nhạy cảm. Bên cạnh đó, dầu tẩy trang còn được xem như “một cô nàng đỏng đảnh” vì nếu bạn không sử dụng đúng cách, dầu tẩy trang sẽ phản tác dụng, thậm chí gây ra những vấn đề nghiêm trọng về da như mụn, viêm da tiết bã, lỗ chân lông bít tắc,…

Chính vì vậy, ngoại trừ làn da mụn, da nhạy cảm, dầu tẩy trang có tác dụng tốt trên tất cả các loại da, đặc biệt là những làn da thường xuyên trang điểm nếu như bạn sử dụng nó đúng cách.

Hướng dẫn các bước dùng dầu tẩy trang đúng cách

Bước 2: Cho một lượng dầu tẩy trang vừa đủ vào lòng bàn tay, xoa ấm tay.

Bước 3: Massage da mặt nhẹ nhàng theo các chuyển động tròn, từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài trong vòng 2 – 3 phút. Với những vùng trang điểm kĩ lưỡng như vùng mắt, hốc mắt, môi, bạn cần lưu ý massage kĩ, để loại bỏ hoàn toàn lớp trang điểm.

Bước 4: Rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ lớp dầu tẩy trang trên tay.

Bước 5: Sau đó, bạn cho nước ấm vào lòng bàn tay và xoa đều lên mặt, massage nhẹ nhàng cho đến khi lớp dầu chuyển thành màu trắng sữa hoàn toàn. Lúc này, chúng ta thấy lớp dầu chuyển màu trắng đục như sữa. Tiếp tục massage và lặp lại thao tác này từ 2-3 lần cho đến khi lớp dầu trên mặt sạch hẳn, da không còn dấu hiệu nhờn rít của dầu nữa thì rửa mặt lại bằng nước sạch.

Bước 6: Sử dụng sữa rửa mặt chuyên dụng để làm sạch hoàn toàn lượng dầu có thể còn sót lại trên da. Lựa chọn tốt nhất dành cho bạn là những loại sữa rửa mặt có khả năng tạo bọt tốt, vì bọt có khả năng len lỏi vào sâu lỗ chân lông, giúp hút sạch dầu thừa và bụi bẩn hiệu quả.

Bước 7: Lau mặt bằng khăn bông hoặc khăn tẩy trang. Sau đó, sử dụng toner để cân bằng độ pH và kết thúc quy trình làm sạch da, chuẩn bị sang các bước dưỡng da tiếp theo.

Một số lưu ý khi sử dụng dầu tẩy trang

Như The Face Shop đã nói phía trên, nếu sử dụng dầu tẩy trang không đúng cách, nó có thể khiến da mặt của bạn trở nên tệ hơn. Chính vì vậy, khi sử dụng dầu tẩy trang, bạn cần đặc biệt lưu ý:

Theo dõi phản ứng của da khi sử dụng: Nếu đã thực hiện đúng cách mà vẫn nổi mụn, có thể da bạn đang bị kích ứng với sản phẩm, lúc này nên ngưng sử dụng ngay.

Thực hiện double cleansing sau khi sử dụng dầu tẩy trang: Sữa rửa mặt và toner làm sạch chuyên dụng.

Thực hiện nhũ hóa kỹ: Thường dao động trong khoảng 2-3 phút thực hiện thao tác massage.

Phải giữ cả tay và mặt thật khô: Nếu mặt và tay ướt, sẽ khiến dầu tẩy trang biến thành dạng sữa lỏng, điều này cũng đồng nghĩa với việc, dầu tẩy trang chưa kịp thực hiện chức năng của nó đã bị bạn nhũ hóa rồi!

Nước tẩy trang mắt môi dành cho những nàng yêu makeup

Nước tẩy trang mắt môi – sản phẩm không thể thiếu cho nàng nghiện makeup

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Sử Dụng Đúng Kem Chống Nắng trên website Jewd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!