Ngắn gọn mà nói, làn da chúng mình được bao bọc và bảo vệ bởi một lớp màng ẩm bảo vệ (moisture barrier) cực kì quan trọng mà không phải ai cũng biết đến. Việc vô tình làm tổn thương lớp màng này qua nhiều ngày tháng sử dụng sữa rửa mặt không phù hợp, hay rửa mặt quá nhiều, bảo vệ da không đúng cách, v…v.. chính là cách làm cho da bị hư tổn, lên mụn, khô bong, nhạy cảm… nhanh nhất. Dù các bước khác bạn có làm đầy đủ đến đâu mà tấm màng này bị tổn thương, mọi thứ đều khó có thể tiến triển!
Màng ẩm bảo vệ cụ thể là gì?
Lớp biểu bì của da chúng ta (phần mắt thường có thể thấy được) cấu thành bởi rất nhiều lớp tế bào khác nhau. Lớp ngoài cùng đóng vai trò bảo vệ, chính là moisture barrier này, còn có tên khác là lipid barrierhay stratum corneum.
Nó chính là lớp gồm các tế bào sừng đã chết, được liên kết với nhau bởi các acid béo tự do, ceramydes, và các lipid khác. Tất cả “tay trong tay” hợp thành 1 lớp màng ‘khóa’ độ ẩm, chống nước, ngăn chặn vi khuẩn, các tác nhân gây dị ứng, kích ứng, hoặc các vi sinh vật khác, không cho chúng xâm nhập vào da chúng mình. Tấm màng này còn hỗ trợ cho việc thay mới của các tế bào dưới những tầng sâu hơn của da nữa ạ.
Việc tấm màng bị hỏng còn làm cho cơ thể tự động sản sinh ra thêm dầu nhờn với hi vọng tự phục hồi lại được lớp bảo vệ, nên da sẽ thành vừa thiếu nước vừa nhờn dầu. Bên cạnh các vấn đề như tẩy da chết quá đà, cháy nắng, thì thủ phạm chính hủy hoại tấm màng này là việc rửa mặt với sản phẩm có độ pH quá cao.
Acid Mantle – “Lớp Áo Choàng Axit”
Lớp ngoài cùng của màng ẩm bảo vệ moisture barrier mang tính axit (nên mới có tên là Acid, họ là Mantle thế kia đó), có độ pH dao động trong khoảng 4.0-6.0 (trung bình là 4.7) – tối ưu để bảo vệ da khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại, nấm, kí sinh trùng, và đảm bảo được lớp sừng của da được dẻo dai, bền đẹp. Độ pH càng thấp trong khoảng này, da càng được bảo vệ hiệu quả. Chính vì thế nên việc sử dụng các sản phẩm có độ pH cao sẽ hủy hoại lớp acid mantle này nhanh chóng. Ở môi trường kiềm (độ pH quá cao), lớp sừng bị nhũn, rời rạc và mất khả năng bảo vệ. Thế là, da sẽ nhanh chóng bị khô, bong tróc, mọc mụn, dị ứng, nhạy cảm, mẩn đỏ, v..v.. từ đây mà ra cả. Da thường khỏe hơn nếu có độ pH dưới 5
Chắc chắn đến đoạn này, chúng mình sẽ không khỏi thắc mắc rằng, thế còn việc dùng toner thì sao? Chẳng phải đấy chính là thứ sẽ đưa da mặt về độ pH lý tưởng cần có? Đúng nhưng không đủ ạ. Vì khi đã làm tổn thương lớp màng rồi, việc cố níu kéo sửa chữa như vậy không thể tốt bằng ngay từ đầu mình biết chăm sóc, nâng niu nó bằng cách rửa mặt thật đúng.
Sử dụng nước hoa hồng/cân bằng (toner) có tính acid (độ pH 3.0-4.0 hoặc với nồng độ acid 2%-8%)
Sử dụng dầu chiết xuất từ thực vật có chứa acid béo (nhằm củng cố liên kết của các tế bào sừng của lớp moisture barrier) trong chu trình chăm sóc da hàng ngày
Không rửa mặt quá 2 lần/ngày, không tẩy da chết quá đà, tránh cho da khỏi cháy nắng
Cung cấp đủ độ ẩm cho lớp moisture barrier với kem dưỡng ẩm. Kem dưỡng ẩm tốt luôn chứa những humectants như glycerin và hyaluronic acid để giữ nước trên da lâu hơn.
Đừng quên nếu bạn đã, đang và sẽ sử dụng các sản phẩm như tẩy da chết hóa học BHA, các sản phẩm đặc trị chống lão hóa như retinol, tretinoid, thì việc bảo vệ lớp màng ẩm này cần được ưu tiên tuyệt đối(như là tăng sức đề kháng, thể lực cho cơ thể trước khi đi leo núi, vượt biển í). Da khỏe thì các sản phẩm kia mới phát huy được hết tác dụng. Còn không thì còn phản tác dụng nữa í ạ.
Link độ PH các loại sữa rửa mặt Hàn Quốc/Châu Á