Môi rất mỏng, nó rất dễ bị tác động xấu bởi ánh nắng mặt trời, hay việc bạn makeup thường xuyên nhưng lại không biết cách tẩy trang đúng cách.
Làm cho đôi môi bị khô, nứt nẻ và khiến gương mặt kém xinh đi.
Vậy để cho đôi môi luôn rạng rỡ, căng mọng sức sống bạn phải thường xuyên tẩy tế bào chết ở môi.
Nó sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc tốt cho đôi môi và lựa chọn được cách tẩy tế bào chết môi tốt nhất.
Phương pháp tẩy tế bào chết môi tại nhà
Thay vì cứ sử dụng các loại kem tẩy tế bào chết cho môi chứa nhiều chất hóa học, vậy tại sao bạn không dùng qua các phương pháp bằng thiên nhiên.
Vừa an toàn cho da mà lại không gây hại cho sức khỏe nữa.
1. Tẩy tế bào chết môi bằng mật ong và đường kết hợp với dầu oliu
Đường là 1 nguyên liệu gần gũi và có khả năng tẩy tế bào chết rất tốt.
Mật ong và đường là một cặp đôi nguyên liệu hoàn hảo từ thiên nhiên, có tác dụng trong việc chăm sóc tuyệt vời cho việc làm đẹp.
Từ thời xa xưa, phụ nữ đã biết sử dụng đường để làm trẻ hóa làn da, giúp da mịn màng và săn chắc hơn.
Cũng chính vì lẽ đó, nên nó đã được ưa chuông để tẩy tế bào chết cho làn da của mình.
Mật ong là một nguyên liệu tự nhiên, đóng vai trò trong việc giữ ẩm làm đẹp cho da, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho làn da của bạn.
Trong mật ong có chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ làn da khỏi những tác nhân gây hại của ánh nắng mặt trời.
Mật ong nguyên chất còn được xem như là một thần dược, giúp chữa lành những vết nứt trên đôi môi “nhỏ bé”. giúp cho bờ môi mịn màng và căng hồng hơn.
Phương pháp tẩy tế bào chết cho môi tại nhà, bằng mật ong đường và dầu oliu hết sức đơn giản.
1 muỗng mật ong ngyên chất.
1 muỗng cà phê dầu oliu.
0.5 muỗng cà phê đường.
Bước 1: Làm sạch bờ môi của bạn bằng nước hoặc sử dụng toner riêng biệt dành cho đôi môi, để môi được làm sạch và thông thoáng hơn.
Bước 2: Trộn 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất, với 1 muỗng dầu oliu cùng với 0.5 muỗng đường, dùng muỗng khuấy đều đến khi hỗn hợp sền sệt lên.
Bước 3: Lấy hỗn hợp mới làm xong, bôi trực tiếp lên toàn bộ môi, lấy các đầu ngón tay chà xát để cho đường khi tan ra sẽ hòa quyện. Nó tẩy đi các tế bào chết trên da bong tróc.
Bước 4: Massage nhẹ nhàng cho các tinh chất thẩm thấu sâu vào trong da, sau đó rửa lại bằng nước ấm.
Kiên trì thực hiện phương pháp này 3 lần/1 tuần, để môi của bạn có thời gian tái tạo và phục hồi tế bào mới.
Ngoài ra, nên hạn chế liếm môi, vì khi liếm môi, bờ môi của bạn sẽ mất đi 1 lượng nước và nó sẽ làm khô đôi môi của bạn.
Bên cạnh việc tẩy tế bào chết cho môi, bạn cần cấp ẩm cho em nó bằng mặt nạ ngủ môi Laneige – đây là sản phẩm cung cấp các dưỡng chất cần thiết.
2. Tẩy tế bào chết cho môi bằng kem đánh răng
Các bạn hay nghe nói sử dụng kem đánh răng để trị mụn, hạ nhiệt vết bỏng, hay những vết đốt bị côn trùng cắn.
Ngoài ra, một công dụng mà em này mang lại mà khó ai có thể nghĩ tới, đó là em này có khả năng tẩy tế bào chết cho môi.
Phương pháp này rất đơn giản, mang lại hiệu quả cao nhưng lại ít người biết đến.
Cách tẩy da chết cho môi bằng kem đánh răng
Đầu tiên, bạn cần lựa chọn loại kem đánh răng nhẹ dịu, có chiết xuất từ thiên nhiên, không cay.
3. Tẩy tế bào chết cho môi bằng đường
4. Tẩy tế bào chết ở môi bằng baking soda
Phụ nữ biết đến các công dụng của baking soda như một nguyên liệu gần gũi. Trong quy trình chế biến đồ ăn như làm bánh, làm trắng răng hay là họ sử dụng baking soda để trị mụn.
Ngoài ra, baking soda còn có công dụng để tẩy tế bào chết cho môi vô cùng hiệu quả.
Trong baking soda là chất có tính kiềm nhẹ, hỗ trợ quá trình loại bỏ bã nhờn trên làn da.
Cung cấp độ ph cho da, với cấu trúc là các hạt nhỏ baking soda sẽ giúp cho việc chà xát và masage nhẹ nhàng, mà bạn không phải sợ tốn thương đến da.
Đây là sản phẩm có giá thành giá rẻ, mà lại mang lại hiệu quả vô cùng cao.
5. Tẩy tế bào chết môi baking soda và mật ong
Bạn trộn 1 muỗng mật ong và 1 muỗng baking soda vào nhau, dùng muỗng khuấy đều lên.
Sau đó, thoa hỗn hợp mới làm xong lên trên bờ môi của bạn, kết hợp chà xát nhẹ nhàng.
Giúp cho tinh chất có trong baking và mật ong sẽ tẩy đi các lớp vảy môi khô và nó sẽ bị tróc ra.
6. Tẩy tế bào chết môi bằng baking soda và sữa
Trong sữa tươi có tác dụng tái tạo làn da, giúp da mau hồi phục và mềm mại hơn.
Ngoài ra, trong sữa tươi còn có khả năng cung cấp độ ẩm cho da, da bạn sẽ mềm mịn và hồng hào.
Cách thực hiện này cũng khá là đơn giản.
1 muỗng bột baking soda.
1 muỗng sữa tươi không đường.
Bước 1: Bạn làm sạch đôi môi của mình.
Bước 3: Dùng các đầu ngón tay chà xát để baking lấy đi những tế bào chết trên bờ môi và sữa tươi thẩm thấu sâu vào trong da. Cho da mịn màng và cấp ẩm cho môi không bị khô.
Bạn kiên trì sử dụng tất cả các phuong pháp thiên nhiên này 2-3 lần/1 tuần, môi sẽ sẽ vừa căng bóng, xinh đẹp mà lại an toàn cho da.
Ngoài việc tẩy tế bào chết cho môi bằng các phuong pháp từ thiên nhiên này, bạn có thể sử dụng thêm các loại son tẩy tế bào chết của các thương hiệu nổi tiếng.
7. Son tẩy tế bào chết cho môi từ nhà ELF đình đám
Có nhiều bạn hỏi có nên tẩy tế bào chết cho môi bằng son không, vì họ cứ nghĩ là trong son tẩy tế bào chứa rất nhiều thành phần hóa học.
Nhắc đến nhà ELF đình đám, thì không thể nào bỏ qua cây son tẩy tế bào chết “best seller” của hãng này.
Bao gồm 3 loại:
ELF Lip Exfoliator Orginal, ELF lip exfoliator sweet cherry, elf lip exfoliato mint maniac.
Thông thường các sản phẩm tẩy tế bào chết thường ở dạng hủ, thì các sản phẩm của ELF lại có thiết kế khác biệt là dạng thỏi giống như 1 thỏi son vậy.
Việc thiết kiết như vậy rất tiện lợi cho người sử dụng, khi bạn không cần dùng các đầu ngón tay lấy sản phẩm ra đảm bảo được vệ sinh.
Còn khi dùng đầu son này, bạn có thể dễ dàng tác động luồn lách cây son để nó có thể đánh bay đi những tế bào môi khô trên làn da.
Bạn có thể lựa chọn 1 sản phẩm mà bạn yêu thích và hương thơm đặc trưng đi kèm theo từng sản phẩm như:
Đối với em ELF Original sẽ có mùi hương pha trộn giữa vị ngọt của đường nâu cùng với mùi cà phê đầy quyến rũ.
Còn em ELF Sweet Cherry này, có mùi hương căng mọng từ những quả cherry thơm ngon và hấp dẫn.
Cuối cùng là em Mint Maniac, đây là son tẩy tế bào chết cho môi mà mình thích nhất.
Vì em này có hương thơm mùi hương bạc hà Mint Maniac, khi tẩy lên môi sẽ tạo một cảm giác vô cùng thơm mát đến “điên đảo”.
Ngoài ra một điều mình thích nhất ở em này, đó là nó được chiết xuất hoàn toàn từ những nguyên liệu từ thiên nhiên rất tốt và không gây hại cho môi như:
Đường, Vitamin E, bơ hạt mỡ, các thành phần chiết xuất trong quả lê, quả nho, hạt dầu Jojoba và sáp Copernicia Cerifera.
Cách dùng cực kì đơn giản
Bước 1: Bạn làm sạch đôi môi bằng nước ấm.
Bước 2: Bôi son theo dạng xoáy lên các viền của bờ môi một cách nhẹ nhàng và uyển chuyển.
Để vài phút và lấy bông ẩm lau sạch lớp tế bào chết trên làn da.
Sau khi sử dụng son môi để tẩy tế bào chết cho môi, môi của bạn sẽ rất ẩm và mềm mịn, sờ vào láng mịn như da em bé ý, cực thích lun.
8. Tẩy tế bào chết môi bằng vaseline
Vaseline được biết đến như một thần dược làm đẹp, quen thuộc của nhiều chị em phụ nữ.
Sản phẩm này có tinh chất dạng sáp không mùi, không vị và có khả năng dưỡng ẩm rất tốt.
Ngoài cách sử dụng vaseline để tẩy tế bào chết, bằng cách bôi trực tiếp sáp này lên trên môi.
Bạn có thể kết hợp vaseline với muối và đường để mang lại hiệu quả cao cho môi.
Đường trắng.
Đầu tiên bạn lấy 1 cái chén nhỏ, sau đó bỏ 1 muỗng cà phê đường trắng, 1 muỗng muối biển xay nhuyễn và 1 muỗng vaselin vào.
Dùng muỗng khuấy đều cho đến khi dung dịch sền sệt ra.
Sau đó, bôi trực tiếp hỗn hợp vừa tạo lên trên toàn bộ khuôn môi, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng mà lông mềm chà xát lên đôi môi.
Tạo điều kiện cho việc loại bỏ tế bào chết diễn ra được dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Kiên trì thực hiện đều đặn cách tẩy tế bào chết bằng vaseline này 2 lần/ 1 tuần
Thông qua bài viết, các phương pháp tẩy tế bào chết cho môi tại nhà của chúng tôi
Các bạn sẽ hiểu thêm về cách tẩy tế bào chết cho môi, cũng như có thể lựa chọn loại phương pháp phù hợp với đôi môi của mình.
Ngoài ra, để cho môi có thể căng mộng và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bờ môi, việc bổ sung các chất dinh dưỡng rất là quan trọng.
Bạn nhớ ăn nhiều rau xanh, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Như vậy bạn sẽ có đủ độ ẩm cho bờ môi, mà lại không sợ bị khô môi, nứt nẻ và chảy máu nữa.