Chìa khóa quyết định liệu rằng bạn có sở hữu làn da khỏe mạnh và căng bóng hay không phụ thuộc vào…
Kem chống nắng.
Rất nhiều bạn hỏi mình: “Tại sao tớ chăm chỉ dưỡng da mà không thấy da đẹp lên?”
Mình có hỏi ngược lại xem chu trình dưỡng da của bạn ấy như thế nào thì mới biết rằng bạn ấy không dùng kem chống nắng.
Một chu trình dưỡng da hoàn hảo bắt buộc đầy đủ 3 công đoạn:
Làm sạch – Dưỡng ẩm – Bảo vệ
Ở bài viết này mình sẽ cho bạn thấy:
Da của chúng mình sẽ trở nên xấu xí như thế nào nếu không dùng kem chống nắng mỗi ngày?
Và kem chống nắng vật lý & kem chống nắng hóa học đâu mới là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn?
Nhưng trước tiên bạn cần biết…
Những điều cần biết về kem chống nắng
Kem chống nắng là gì?
Kem chống nắng là một sản phẩm chuyên dụng giúp bảo vệ da bạn khỏi các tác nhân độc hại từ ánh nắng mặt trời được gọi chung là tia cực tím.
Tia cực tím là gì?
Tia cực tím hay còn được gọi là UVR năng lượng mặt trời.
Năng lượng mặt trời được chia thành 3 vùng quang phổ chính:
Là tia UV có năng lượng thấp nhất trong số các tia UV.
Khả năng xuyên thấu cao,
UVA có khả năng đi sâu tác động đến tầng hạ bì phía sâu trong da. Vì vậy, những tia này khiến phá hủy collagen, da bị lão hóa và gây ra vô vàn các thiệt hại một cách gián tiếp cho các tế bào DNA.
Tia UVA chủ yếu làm tổn thương da về mặt lâu dài ví dụ xuất hiện nếp nhăn, tăng sắc tố da (nám, sạm) thậm chí có thể gây ung thư da.
Tia UVB có năng lượng cao hơn so với tia UVA.
Khả năng xuyên thấu thấp, có thể bị ngăn cản bởi các loại kính thông thường
Vì tính chất xuyên thấu thấp nên tia UVB chỉ có khả năng tác động lên lớp biểu bì của da. Nhưng đây cũng là nguyên nhân dẫn đến cháy nắng, xạm da, khô nẻ, kích ứng
Có nhiều năng lượng hơn bất cứ các loại tia UV còn lại.
Tuy nhiên, thật may mắn là tia UVC phản ứng với tầng ozone trong bầu khí quyển và khó có thể chạm tới mặt đất.
Nên thường thì đây không phải là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về da của bạn.
Tuy nhiên, tia UVC có thể đến từ một số nguồn nhân tạo như đèn hàn hồ quang, đèn thủy ngân, bóng đèn khử trùng UV…
Tại sao phải dùng kem chống nắng?
Thật khó lòng có thể lường trước được tác hại của sự thay đổi này lên cuộc sống của con người.
Môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm ở mức đáng báo động và hiệu ứng nhà kính khiến cho tầng ozone ngày càng bị tổn hại nghiêm trọng.
Không còn cách nào khác để bảo vệ chính bản thân mình bằng cách am hiểu về tác hại của điều này tác động lên cơ thể như thế nào?
Đặc biệt là về da.
Tác hại của tia UV-cơn ác mộng với làn da
Chắc hẳn bạn đã từng gặp phải hoặc bắt gặp ai đó với làn da đỏ ửng cháy nắng, hoặc những vết hằn trắng đen rõ rệt giữa những phần da tiếp xúc ánh sáng mặt trời hoặc được che chắn. Đó là minh chứng rõ rệt nhất cho những tác tại có thể thấy ngay của tia UV.
Nghiên cứu cho thấy:
Có đến 90% người bệnh mắc ung thư da là do bức xạ từ tia UV.
Việc tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời cộng với thái độ lơ là trong việc thoa kem chống nắng mỗi ngày có khả năng dẫn tới việc da bị cháy nắng, tổn thương hệ thống miễn dịch, gây lão hóa cho da thậm chí nặng hơn là…
…ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và khối u ác tính.
Có 6 yếu tố chính quyết định lớn đến cường độ tác động của tia UV:
Độ cao: ở nơi càng cao, tia UV càng mạnh
Thời điểm trong ngày: Tia UV hoạt động mạnh nhất trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều
Độ che phủ của mây: Những đám mây có thể làm giảm cường độ phát của tia UV
Tầng ozone: Tầng ozone trên bầu khí quyển có thể giúp lọc bớt tia UV
Với sức tàn phá ghê gớm như vậy, thì bạn nên làm gì để bảo vệ da một cách tốt nhất?
Dùng kem chống nắng mỗi ngày.
Không còn giải pháp tuyệt vời nào khác ngoài việc chăm chỉ dùng kem chống nắng mỗi ngày.
Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là:
Có mấy loại kem chống nắng?
Kem chống nắng được chia thành 2 loại chính:
Kem chống nắng vật lý sẽ được ghi là Sunblock, còn kem chống nắng hóa học sẽ được ghi là Sunscreen.
Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại thì FDA đã quy định tất cả các sản phẩm kem chống nắng đều được ghi là Sunscreen.
Vì vậy, không còn cách nào khác để phân biệt rõ ràng hai loại kem chống nắng này đó là…
Nhìn vào bảng thành phần.
Kem chống nắng vật lý
Là loại kem chống nắng được điều chế từ các thành phần khoáng chất tự nhiên, khi thoa thường sẽ tạo một lớp finish trên da màu trắng nhẹ, đóng vai trò như một lớp bảo vệ với khả năng phản xạ và phát tán tia UV, khiến tia UV không thể xuyên qua da.
Thành phần
Kem chống nắng vật lý thường chứa Titanium Dioxide, Zinc Dioxide…
Ưu điểm:
Thời gian hoạt động hiệu quả trên da cao, không cần phải thoa đi thoa lại nhiều lần
Chống nắng quang phổ rộng, bảo vệ da chống lại cả tia UVA và UVB
Thành phần dịu nhẹ, lành tính, ít gây kích cho da vì chỉ đảm nhiệm vai trò tạo một lớp bảo vệ trên da chứ không hấp thụ vào da
Có thể ra ngoài ngay sau khi thoa kem chống nắng mà không phải đợi quá lâu
Ít gây kích ứng cho da, phù hợp với cả những người có làn da nhạy cảm và da em bé
Nhược điểm:
Tạo một lớp màng trắng trên da thiếu tự nhiên
Da thường có xu hướng bị bóng dầu và xỉn màu vào cuối ngày
Hiệu quả chống nước chưa được tốt
Khi chọn lựa, bạn nên ưu tiên chọn kem chống nắng có chữ Kẽm Oxide (Zinc Oxide). Đây có thể được xem là thành phần chống nắng ưu việt nhất trên thị trường: thành phần chống nắng vật lý, có thể chống lại tốt cả tia UVA và UVB.
Kem chống nắng hóa học được điều chế từ những thành phần hóa học, thay vì phản xạ lại tia UV trước khi chúng kịp thời tấn công da như nguyên lý hoạt động của kem chống nắng vật lý, thì lúc này, kem chống nắng hóa học sẽ hấp thụ các tia UV luôn.
Sau đó, phân hủy và xử lý tia UV trước khi chúng kịp thời có cơ hội gây nguy hại cho da.
Thành phần
Kem chống nắng hóa học thường chứa Avobenzen, Octinoxate, Oxybenzone…
Ưu điểm:
Kết cấu mỏng nhẹ, dễ dàng thẩm thấu vào da và không gây cảm giác nhờn rít
Không nâng tông da quá đà nên tạo lớp finish trên da tự nhiên hơn
Khả năng chống thấm nước cao
Lượng kem cần thiết phải sử dụng thường ít hơn so với kem chống nắng vật lý
Có thể sử dụng thay thế lớp kem lót trước khi trang điểm
Nhược điểm:
Không được ra ngoài ngay mà phải đợi ít nhất từ 20-30 phút
Vì có thành phần hóa học nên dễ gây kích ứng hơn
Bắt buộc phải thoa lại sau 2 tiếng sử dụng để đảm bảo hiệu quả chống nắng
Thay vì băn khoăn lựa chọn giữa kem chống nắng hóa học và kem chống nắng vật lý, bạn còn một giải pháp đơn giản đó là…
Kem chống nắng vật lý lai hóa học
Kem chống nắng vật lý lai hóa học có chứa cả hoạt chất chống nắng hóa học và khoáng chất cản tia UV vật lý.
Sản phẩm sẽ tổng hợp được các ưu và nhược điểm của kem chống nắng vật lý cũng như kem chống nắng hóa học với công nghệ có tên gọi là Mexoplex.
Những sản phẩm kem chống nắng Mexoplex vừa không tạo lớp màng trắng bệch, hơn nữa lại có độ bền vững lâu dài hơn dưới nắng.
Đặc biệt, kem chống nắng vật lý lai hóa học còn có phổ chống tia UV vô cùng rộng (ngăn được bước sóng dài)
Ưu điểm
Vừa giúp khuếch tán ánh nắng chiếu lên bề mặt da, vừa giúp hấp thụ tia tử ngoại, ngăn cho ánh nắng không chiếu tới bề mặt da
Khi thoa lên da dễ thẩm thấu hơn, ít để lại màng trắng như kem chống nắng vật lý
Hạn chế việc gây kích ứng đối với bạn nào da nhạy cảm
Không làm bít tắc lỗ chân lông
Nhược điểm:
Xảy ra hiện tượng bóng dầu khi thoa sản phẩm bởi thành phần Tinosorb – một chất tan trong dầu khiến da có cảm giác bị bóng nhờn.
Sản phẩm chống nắng lai hóa học thê hệ mới Tinosorb
Ngoài các sản phẩm lai có chứa cả thành phần chống nắng hóa học và chống nắng vật lý phổ biến. Bạn có thể bắt gặp các sản phẩm có thành phần như Tinosorb S (hay tên hóa học Bis-ethylhexyloxyphenol methoxyphenyl triazine ), Tinosorb M (hay tên hóa học Methylene bis-benzotriazolyl tetramethylbutylphenol ).
Sản phẩm chống nắng chứa thành Tinosorb được xem là các sản phẩm chống nắng thế hệ mới vừa mang đặc tính của thành phần chống nắng hóa học và thành phần chống nắng vật lý.
Vừa có khả năng ngăn cản, lại có khả năng hấp thụ các tia UV. Chính vì vậy đây là các sản phẩm chống nắng phổ rộng, chống lại cả hoạt động của tia UVA và UVB.
Tinosorb ngoài có tính bền vững cao, Tinosorb còn có khả năng làm ổn định các thành phần chống nắng hóa kém ổn định như Avobenzen (thành phần chống lại tia UVA). Các sản phẩm kết hợp thành phần này sẽ cho hiệu quả chống nắng tốt.
Sản phẩm chống nắng có chứa Tinosorb phổ biến ở thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khi thành phần này còn lạ lẫm với thị trường Mỹ, do FDA chưa công nhận khả năng chống nắng của thành phần này.
Sản phẩm phổ biến:
La Roche-Posay Anthelios XL 50+
Sau khi đã phân biệt được rõ ràng thế nào là kem chống nắng vật lý, hóa học cũng như lai giữa vật lý và hóa học thì tiếp theo sẽ là đến công đoạn tương đối đau đầu…
Chọn kem chống nắng phù hợp với da.
Có những làn da đỏng đảnh, khó chiều đến mức từng thử qua vô vàn sản phẩm kem chống nắng nhưng hiệu quả thực sự chẳng đâu vào đâu
Vậy làm thế nào để có thể chọn kem chống nắng phù hợp với từng loại da?
Hướng dẫn chọn kem chống nắng phù hợp với từng loại da
Trước tiên, để chọn được kem chống nắng tốt bạn cần để ý đến hai chỉ số chống nắng quan trọng dùm mình:
1. Chỉ số SPF
SPF là từ viết tắt của Sun Protect Factor. Đây là chỉ số thể hiện khả năng chống tia UV của kem chống nắng.
Cứ 1 SPF = 15 phút hoạt động của kem chống nắng để ngăn chặn tia UVB
Chỉ số SPF cũng cho thấy khả năng lọc tia UVB tác động đến da:
SPF 15: ngăn 93% tia UVB tác động đến da
SPF 30: ngăn 97% tia UVB tác động đến da
SPF 50: ngăn 98% tia UVB tác động đến da
Kem chống nắng Innisfree Long Lasting có SPF = 50 thì thời gian hoạt động tối đa của kem chống nắng sẽ là: 50 x 15 = 750 phút (12 tiếng 30 phút)
Tuy nhiên, mọi người thường gặp một sai lầm vô cùng phổ biến về việc chọn kem chống nắng với chỉ số SPF.
Thường thì mọi người nghĩ chỉ cần chọn kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao càng tốt.
SPF càng lớn sẽ đồng nghĩa với việc lượng kem chống nắng ở lại trên da càng lâu. Lúc này, lượng kem chống nắng tích tụ sẽ kết hợp với dầu nhờn, mồ hôi cộng bụi bẩn sẽ vô hình tạo ra các phản ứng hóa học và gây ra hiện tượng đổi màu thiếu thẩm mỹ cho da.
Đây cũng là lí do khiến nhiều bạn dùng BB Cream với chỉ số SPF quá cao dẫn đến việc gây ra mụn.
Chưa kể, việc kem chống nắng được lưu trên da quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng bí bách, gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
Vậy nên, chỉ số SPF lý tưởng nhất nằm trong khoảng 30-50.
Chỉ số thứ hai bạn cần để ý khi lựa chọn kem chống nắng là:
2. Chỉ số PA (Protection Factor of UVA)
Nếu chỉ số SPF nói lên khả năng bảo vệ da khỏi tia UVB thì ở đây, chỉ số PA thể hiện khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA..
Thực tế thì, tất cả các kem chống nắng đều có chức năng lọc tia UVB, hiếm có sản phẩm kem chống nắng nào có thể bảo vệ da hoàn toàn khỏi sự tấn công của tia UVA.
Để chọn được một sản phẩm kem chống nắng gọi là “đáng đồng tiền bát gạo” bạn phải dựa trên 3 tiêu chí sau:
Mình có thể tiết kiệm kem dưỡng, kem nền, serum nhưng xin bạn đừng tiết kiệm quá đáng khi dùng kem chống nắng.
3. Loại da
Trước tiên, bạn cần xác định rõ xem hiện tại da mình đang thuộc loại da nào?
Với những bạn da dầu nhờn hoặc da hỗn hợp thiên dầu nên ưu tiên chọn sản phẩm kem chống nắng có khả năng thẩm thấu nhanh, không bị nhờn dính tạo cảm giác khó chịu sau khi thoa sản phẩm.
Bởi hơn bất cứ làn da nào, da dầu nhờn cần được ưu tiên về sự thông thoáng dành cho lỗ chân lông. Ngược lại, sẽ gây bí bách, dễ sinh mụn.
Với những bạn da khô/hỗn hợp thiên khô nên chọn những loại kem chống nắng có chứa các hoạt chất dưỡng ẩm như Hyaluronic Aci hoặc Glycerin để vừa đảm bảo da được chống nắng tốt nhưng vẫn được cấp ẩm đủ mà không bị khô.
Với những bạn da mụn hoặc da nhạy cảm thì nên ưu tiên chọn kem chống nắng vật lý, có khả năng thẩm thấu nhanh, không cồn hoặc những dòng kem chống nắng thuộc thương hiệu dược mỹ phẩm như La Roche Posay.
Khi đã chọn được kem chống nắng phù hợp rồi, thì câu hỏi được đặt ra ở đây là:
Sử dụng kem chống nắng như thế nào để mang lại hiệu quả cao?
Thứ tự
Thứ tự sử dụng kem chống nắng chuẩn nhất là nằm ở bước cuối cùng của chu trình chăm sóc da vào buổi sáng (sau lớp kem dưỡng và trước bước make-up).
Sau bước kem dưỡng ẩm, bạn nên đợi lớp kem dưỡng thẩm thấu vào da tránh sự can thiệp các dưỡng chất từ kem dưỡng ảnh hưởng đến hiệu quả của kem chống nắng.
Thời gian
Với bạn nào chọn kem chống nắng hóa học, nên thoa sản phẩm trước 20-30 phút trước khi ra ngoài để kem chống nắng có thời gian thẩm thấu và hoạt động trên da.
Với kem chống nắng vật lý lai hóa học thì bạn có thể đợi trong vòng 15 phút là thời gian lý tưởng để kem chống nắng phát huy tốt tác dụng.
Còn kem chống nắng vật lý thì sau khi thoa bạn có thể ra ngoài luôn mà không phải đợi.
Thoa lại kem chống nắng
Tùy thuộc vào chỉ số SPF và PA của kem chống nắng cũng như tần suất hoạt động ngoài trời của bạn mà bạn nên thoa lại kem chống nắng.
Ví dụ, mình thường thoa lại kem chống nắng sau 90 phút với hôm nào phải đi ra ngoài nhiều mà lại đổ mồ hôi.
Trước khi thoa lại, nên dùng toner lau sạch da trước rồi mới apply lại kem chống nắng.
Vì nếu da mặt trắng mà những vùng da khác bị cháy nắng thì trông mất thẩm mỹ lắm.
Cách thoa kem chống nắng
Mọi người thường hay thắc mắc nên thực hiện thao tác vỗ hay thoa kem chống nắng lên da, cách nào là tối ưu nhất cho việc này?
Việc vỗ kem chống nắng tuy mất nhiều thời gian hơn nhưng sẽ giúp kem chống nắng dễ dàng thấm vào da hơn.
Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ phân biệt rõ ràng giữa kem chống nắng vật lý với kem chống nắng hóa học.
Hy vọng chia sẻ của Vui Làm Đẹp có ích với bạn.
Hẹn gặp lại bạn ở những chia sẻ tiếp theo.